Anti Pest - Anti Pest chuyên cung cấp thuốc diệt côn trùng gây hại, bẫy chuột, máy phun diệt côn trùng các loại

Máy phun STIHL SR 420

Máy phun STIHL SR 420

13.500.000₫ 13.800.000₫
Máy phun khói SS 150F

Máy phun khói SS 150F

16.500.000₫ 17.000.000₫
Máy phun STHL SR 5600

Máy phun STHL SR 5600

5.800.000₫ 6.200.000₫
Máy phun ULV MAKITA

Máy phun ULV MAKITA

14.800.000₫ 15.000.000₫
Máy phun ULV Bure

Máy phun ULV Bure

6.500.000₫ 6.800.000₫
Máy phun ULV China

Máy phun ULV China

2.800.000₫ 3.200.000₫
Máy phun ULV SS 20EU

Máy phun ULV SS 20EU

6.800.000₫ 7.000.000₫
Máy ULV Fontan

Máy ULV Fontan

18.000.000₫ 25.000.000₫
Bình phun điện BMC 18L

Bình phun điện BMC 18L

1.250.000₫ 1.300.000₫
BÌNH PHUN THUỐC MITSUYAMA 20L

BÌNH PHUN THUỐC MITSUYAMA 20L

1.150.000₫ 1.200.000₫
Pergreen 50EC

Pergreen 50EC

580.000₫ 590.000₫
Thuốc Thảo mộc 10S

Thuốc Thảo mộc 10S

125.000₫ 145.000₫
Thuốc Fendona 50ml

Thuốc Fendona 50ml

78.000₫ 79.000₫
Thuốc Perme UK 50EC

Thuốc Perme UK 50EC

780.000₫ 790.000₫
Thuốc Permethrin 50EC 500ml

Thuốc Permethrin 50EC 500ml

480.000₫ 495.000₫
Thuốc diệt muỗi Permethrin Plus
PERMETHRIN SUPER PLUS ULV

PERMETHRIN SUPER PLUS ULV

695.000₫ 720.000₫
Hộp đựng bả chuột

Hộp đựng bả chuột

45.000₫ 65.000₫
Hộp đựng bẫy chuột

Hộp đựng bẫy chuột

45.000₫ 60.000₫
Bẫy dính chuột nhỏ

Bẫy dính chuột nhỏ

8.000₫ 9.000₫
Bãy dính chuột to

Bãy dính chuột to

12.000₫ 15.000₫
Bẫy sập 2

Bẫy sập 2

25.000₫ 28.000₫
Bẫy sập cá mập

Bẫy sập cá mập

18.000₫ 22.000₫
Đèn bắt muỗi TM

Đèn bắt muỗi TM

120.000₫ 150.000₫
Đèn bắt muỗi Mosclean

Đèn bắt muỗi Mosclean

780.000₫ 820.000₫
Đèn bắt muỗi DS

Đèn bắt muỗi DS

3.400.000₫ 3.600.000₫
Đèn bắt muỗi ĐQ

Đèn bắt muỗi ĐQ

550.000₫ 580.000₫

TÁC HẠI CỦA MUỖI

Mỗi năm thế giới có hàng trăm nghìn người chết do mắc các bệnh truyền từ muỗi như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản... Mỗi khi hè tới, khí hậu nóng ấm là thời gian phát triển của muỗi. Theo tiến sĩ Vũ Đức Chính, khoa Côn trùng học, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương, trên thế giới có hàng nghìn loài muỗi, mỗi loài có đặc điểm sinh thái khác nhau và gây ra những phiền phức, bệnh tật cho con người không giống nhau. Chẳng hạn, muỗi truyền bệnh sốt rét là Anophen có đặc điểm thích đốt người vào ban đêm, thích đẻ ở nơi nước sạch, nước chảy gần rừng. Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết là loài hoạt động vào ban ngày, thích sống ở khu thành thị, ven đô, nông thôn. Muỗi Culex truyền bệnh giun chỉ, viêm não Nhật Bản đốt người vào ban đêm và phân bố ở khắp nơi.  "Xét về mức độ nguy hiểm, muỗi là loài giết nhiều người nhất. Muỗi ở khắp mọi nơi, lây lan nhiều bệnh tật nguy hiểm và nhiều người chưa ý thức được mối nguy từ muỗi", tiến sĩ Chính cho hay.    Với vùng có nhiều muỗi, các gia đình nên sử dụng màn khi đi ngủ. Ảnh minh họa: Theguardian. Muỗi Anophen làm lây lan bệnh sốt rét nguy hiểm Sốt rét là chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác do muỗi đốt. Người bị sốt rét thường có các biểu hiện ban đầu gồm sốt cao, ớn lạnh và các triệu chứng như bị cúm nặng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Muỗi Anophen truyền bệnh hay sống trong rừng nên bệnh sốt rét thường gặp ở những người sống tại rừng, dân vùng sâu, vùng sa.  Bệnh này hiện có thể chữa và phòng ngừa bằng thuốc. Những người du lịch hay công tác tới vùng dịch bệnh nên uống thuốc phòng bệnh trước khi đi, trong thời gian lưu lại và một tuần lễ sau khi trở về. Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết và gây thành dịch Bệnh sốt xuất huyết Dengue truyền từ người này sang người khác qua muỗi đốt. Muỗi đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm virus nhưng không biểu hiện ra bên ngoài rồi từ đó lại đốt người khác và truyền bệnh. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là loài Aedes. Đây là loài ưa thích hút máu người ban ngày, thường vào buổi sáng sớm và chiều tà. Muỗi trưởng thành thường trú đậu ở các xó tối trong nhà, đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch trong khu dân cư. Muỗi Aedes phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình 25-35 độ C. Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết rất phổ biến. Trung bình, mỗi năm Việt Nam ghi nhận 80.000 đến 100.000 trường hợp mắc, trong đó có hàng chục ca tử vong. Những khu vực đông dân cư có tập quán chứa nước sạch trong các vật chứa, công trường xây dựng, khu vực đang đô thị hóa... là những nơi rất thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Người bị sốt xuất huyết Dengue thường có biểu hiện cấp tính như sốt cao đột ngột, kèm theo đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp và có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau như da đỏ xung huyết, ban xuất huyết, đốm xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu mũi... Những trường hợp nặng bệnh tiến triển dẫn tới tình trạng sốc vật vã, li bì, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có văcxin và thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Muỗi Aedes gây ra bệnh sốt Chikungunya Sốt Chikungunya là bệnh do virus Chikungunya mà muỗi là trung gian truyền bệnh. Bệnh sốt Chikungunya và bệnh sốt xuất huyết có một số triệu chứng giống nhau như sốt, nhức đầu, đau các khớp xương, đau cơ và da nổi ban đỏ. Tuy nhiên, Chikungunya có triệu chứng viêm khớp xương tiêu biểu với việc các đốt xương có vẻ cứng vào buổi sáng, khi cử động gây đau nhức, khó chịu. Một số trường hợp bị bệnh nặng có thể đau cơ và xương kéo dài tới vài tháng. Trẻ nhỏ mắc bệnh Chikungunya có thể dẫn tới gây tử vong. Con người có rất ít khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh Chikungunya, vì thế muỗi có thể lây lan virus Chikungunya rất nhanh chóng. Để phòng bệnh này, điều quan trọng là phải làm giảm mật độ muỗi bằng cách loại bỏ các vật chứa nước không cần thiết, phun hóa chất, diệt bọ gậy. Những người đến các nơi có dịch Chikungunya cần tự bảo vệ khỏi muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài, bôi kem đuổi muỗi, ngủ trong màn... Muỗi Culex gây viêm não Nhật Bản, bệnh giun chỉ bạch huyết Bệnh viêm não Nhật Bản được lây truyền từ động vật như lợn, chim sang người qua trung gian truyền bệnh là loài muỗi Culex. Bệnh này thường gặp ở vùng nông thôn. Bệnh viêm não Nhật Bản thường gây tổn thương nặng nề, có thể để lại di chứng liệt, rối loạn thần kinh, tâm thần và có tỷ lệ tử vong cao nên ngoài các biện pháp phòng chống muỗi, biện pháp tốt nhất vẫn là sử dụng văcxin để dự phòng. Bệnh giun chỉ bạch huyết (hay còn gọi là chân voi) là một căn bệnh nhiệt đới do ký sinh trùng giun chỉ gây ra, cũng lây truyền qua đường muỗi đốt. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân thường tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh, nhẹ là viêm hệ thống mạch bạch huyết, có các cơn sốt cấp tính. Phù nề mạch bạch huyết và dẫn tới hiện tượng "chân voi", đặc trưng bởi tình trạng da dày, phù nề rõ rệt ở chân, bộ phận sinh dục nam giới; thường là hậu quả của nhiễm trùng thứ phát khi nhiễm giun chỉ. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 120 triệu người mắc bệnh "chân voi", chủ yếu ở châu Phi và Đông Nam Á. Căn bệnh đã khiến khoảng 40 triệu người bị dị dạng và nằm liệt giường. Dấu hiệu điển hình của bệnh chân voi là lớp da của bệnh nhân dày và phù lên rõ rệt, đặc biệt ở ở chân và bộ phận sinh dục ngoài của nam giới.  Muỗi rất khó tiêu diệt hoàn toàn Muỗi rất dễ tìm môi trường sống và sinh sôi nảy nở vô cùng nhanh. Tất cả các dụng cụ chứa nước, đồ hứng nước mưa, từ cốc, chén, mảnh sành vỡ, bình đựng hoa, chậu, xong... đều có thể trở thành nơi để muỗi sinh sản. Trứng muỗi có thể nằm ủ cả tháng để đợi điều kiện phù hợp nở ra thành bọ gậy, lăng quăng rồi từ đó tiếp tục phát triển thành muỗi. Khi thời tiết ấm nóng, muỗi có thể sinh đẻ mỗi hai tuần một lần. Nhiệt độ thích hợp với muỗi là 30 độ C và tuổi thọ của muỗi là từ vài ngày tới ba bốn tuần lễ. Muỗi có thể di chuyển rất nhanh và chúng hiện còn có khả năng kháng các loại thuốc diệt côn trùng.  

33 cách diệt chuột

33 cách diệt chuột tại nhà, ngoài đồng ruộng, trong phòng trọ sáng tạo và hiệu quả nhất Bạn không biết cách nào để đuổi và tiêu diệt chuột tận gốc? Hãy xem các cách diệt chuột trong nhà hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây của Cleanipedia. Mọi thứ sẽ được giải quyết ngay thôi! Nguyên nhân tại sao nhà có chuột? Nguyên nhân đến từ môi trường tự nhiên của loài chuột bị phá hủy, quá trình đô thị hóa liên tục gia tăng khiến chúng phải tìm cách sinh tồn bằng cách lẻn vào nhà để tìm đến nguồn thực phẩm dồi dào lý tưởng cho sự phát triển sinh sôi không ngừng sau này. Đặc biệt, chúng rất thích xây tổ ở những nơi ẩm thấp, nhiều ngóc ngách thoát thân, tránh xa thú hoang nguy hiểm, gần nguồn nước và có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn thừa trong tủ lạnh, thùng rác vào ban đêm.  Tại sao chuột lại thích gặm nhấm vật cứng cắn phá đồ đạc trong nhà? Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng, răng hàm của chuột thực chất là rỗng hay còn được gọi là hang tủy răng. Chính vì vậy, chất dinh dưỡng liên tục di chuyển vào vị trí này khi khoang được mở ra thúc đẩy quá trình mọc dài. Thậm chí chỉ trong vòng một tuần, răng chuột có thể mọc dài ra tới vài mm. Với các loài gặm nhấm, khoang tủy này không bao giờ mọc lại nên chúng phải liên tục, ngay cả khi không thấy đói, cắn xé mọi thứ đồ đạc, cây trồng, dây điện để làm mài mòn hàm răng cửa ngắn lại. Chính bởi thói quen này mà chuột trở thành loài gây hại lớn, là nỗi kinh hoàng của bà con nông dân mỗi khi lúa non lên đóng hay sắp chín cây.

9 loại cây có tác dụng xua đuổi côn trùng gây hại

1. Húng quế Húng quế có khả năng xua đuổi ruồi và muỗi. Chúng ta có thể trồng dọc các lối đi hoặc trồng xen lẫn với các loại cây trồng. Ngoài ra, tinh dầu húng quế tươi cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. 2. Oải hương xua đuổi côn trùng Cây oải hương có tác dụng đuổi bọ nhậy (bướm đêm), ruồi và muỗi. Con người rất thích mùi ơi hương nhưng ruồi muỗi rất ghét. Chúng ta có thể trồng nó ở những nơi nhiều nắng trong vườn hoặc gần lối ra vào. Tinh dầu hoa oải hương bôi lên da có thể tránh muỗi. Oải hương còn có tác dụng dưỡng da, giúp ngủ sâu giấc… Các bó hoa khô trong nhà sẽ khiến côn trùng rời xa ngôi nhà của bạn. 3. Sả Sả chanh có chứa dầu citronella tác dụng đuổi côn trùng rất tốt. Sả chanh có thể đuổi muỗi, rầy, rệp,… Ngoài ra mùi sả cũng giúp bạn thư giãn các giác quan rất tốt cho sức khỏe. 4. Cỏ xạ hương chanh xua đuổi côn trùng Chất tiết ra khi lá cỏ xạ hương chanh bị bầm dập sẽ giúp đuổi côn trùng. Loại thảo mộc này có thân và lá cứng cáp và là một cây ưa nắng. Lưu ý rằng tự bản thân cây không thể xua đuổi muỗi và côn trùng. Bạn cần phải làm cho lá của nó bầm dập hoặc cắt một vài nhành cây vò nhẹ mới có tác dụng. 5. Bạc Hà Khi bạc hà lan rộng trong vườn thì rất khó để làm chúng biến mất. Tính thơm trong bạc hà có cả ở trong thân và hoa. Dầu thơm bạc hà và trộn nó với giấm táo hoặc một chút rượu vodka. Dầu bạc hà cũng là một loại ‘thuốc’ chống muỗi và nhiều loại côn trùng hiệu quả. Bạn có thể trồng cây bạc hà xung quanh cây trồng khác để xua đuổi côn trùng cho nó… 6. Hương thảo Hương thảo có thể đuổi muỗi và một số loài côn trùng gây hại. Nước hương thảo có tác dụng xua đuổi con trùng rất tốt. Dùng nước này để xịt vào không khí sẽ giúp nhà cửa thơm mát hơn. Có thể đặt chậu cây hương thảo hoặc trồng dọc hàng rào, đầu các luống rau trên hướng gió, đặt tại bệ cửa sổ, gần hồ cá, hoặc ở những nơi ẩm thấp mà côn trùng ưa thích 7. Một số cây thuộc chi hành Bông hoa Alliums cao đẹp sẽ khiến côn trùng rời xa vườn rau. Bao gồm hành tây, tỏi, hành lá, hẹ tây…, những cây thuộc họ nhà hành tỏi này được mệnh danh là ‘thuốc trừ sâu tự nhiên’, chúng có khả năng đẩy lùi nhiều côn trùng gây hại cho vườn rau, bao gồm sên, rệp, ruồi cà rốt và sâu bắp cải. Nhiều cây trồng sẽ được hưởng lợi khi được trồng gần Allium như cà chua, ớt, khoai tây, cải bắp, bông cải xanh, cải xoăn và cà rốt. 8. Hoa cúc Cúc vạn thọ có khả năng đuổi côn trùng hiệu quả. Hương thơm của các loại hoa cúc có thể xua đuổi bọ chét, rệp giường, chấy, muỗi và thậm chí cả kiến. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận khi trồng các cây hoa thuộc chi pyrethrum trong họ nhà hoa cúc; mặc dù nó được sử dụng làm thuốc diệt côn trùng và có mặt trong hầu hết các sản phẩm thuốc xịt, thuốc tắm cho chó mèo…, nó vẫn có khả năng gây độc hại cho sức khoẻ con người nếu tiếp xúc quá nhiều. Riêng cúc vạn thọ, khi được 1 năm tuổi, rễ của chúng bắt đầu có khả năng đuổi giun tròn. Bạn có thể trồng cúc xen kẽ với một số loại thực vật, đặc biệt là hoa hồng, bởi cúc vạn thọ có thể thúc đẩy sự phát triển của những loại cây này. Mặc dù cúc vạn thọ sinh trưởng mạnh ở những nơi nhiều nắng, nhưng nó lại dễ bị đốm lá, nấm mốc bột, khiến bị chết cây con và thối rễ. 9. Cỏ roi ngựa xua đuổi côn trùng Loại cỏ này có mùi man mát, dễ chịu của chanh tươi, tinh dầu được chiết xuất từ chúng cũng có hiệu quả rất tốt trong việc xua đuổi côn trùng nói chung và muỗi nói riêng. Đây là loại cỏ được trồng trong vườn, hay các vị trí gần cửa để cấm cửa lũ muỗi khi chúng bén mảng đến nhà bạn.

Cách đuổi ruồi, kiến, gián và một số côn trùng trong nhà hiệu quả

1Cách đuổi ruồi Bên cạnh công dụng đuổi ruồi, bạc hà và vỏ cam còn có thể đuổi kiến, gián và các loại côn trùng khác. Sử dụng tinh dầu sả, bạc hà Tinh dầu sả hoặc tinh dầu bạc hà là phương pháp đuổi ruồi tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu để tỏa hương trong gian bếp hoặc cho vào bình xịt, sau đó trực tiếp xịt vào các góc khuất hoặc những nơi mà ruồi dễ bay vào nhà. Mời bạn tham khảo một số sản phẩm máy tạo ẩm xông tinh dầu đang bán chạy nhất tại Điện máy XANH: Sử dụng vỏ cam Để xua đuổi ruồi, bạn chỉ cần đem vỏ cam phơi khô, sau đó mang chúng vào góc phòng nơi có nhiều ruồi. Hương thơm từ vỏ cam sẽ khiến ruồi cảm thấy khó chịu mà bay đi, đồng thời sẽ làm cho căn phòng của bạn có mùi thơm dễ chịu và thoải mái. Sử dụng túi nilong đựng nước Túi nilông đựng nước sẽ gây ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng khiến ruồi không thể xác định phương hướng chuẩn xác. Do đó, nếu bạn treo túi nilong này ở cửa chính hoặc cửa sổ thì ruồi có thể sẽ bay lung tung vô định thay vì vào nhà bạn như thông thường. 2Cách đuổi kiến Sử dụng bã cà phê Bã cà phê là nguyên liệu được nhiều người sử dụng để tẩy tế bào chết, dưỡng da, khử mùi,... Ngoài ra, bã cà phê còn có khả năng đuổi kiến hiệu quả, bạn chỉ cần rắc bã cà phê lên ổ kiến hoặc nơi tập trung nhiều kiến, khoảng 5 phút sau đàn kiến sẽ tản ra và đi về tổ.  Sử dụng chanh Kiến thường tập trung tại những đường nứt của vách tường hay sàn nhà của bạn. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt nước chanh tại những khu vực này thì sẽ đuổi chúng đi mất. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa tan chanh và nước sau đó lau sàn thường xuyên để đàn kiến không xuất hiện.  Sử dụng giấm trắng Tương tự như chanh, giấm trắng cũng có khả năng đuổi kiến hiệu quả. Bạn chỉ cần hòa tan giấm với nước sạch theo tỉ lệ 1:1, sau đó xịt lên những chỗ thường xuyên có kiến như vách tường, bếp nấu ăn hoặc các góc khuất chứa vật dụng trong nhà. 3Cách đuổi gián Sử dụng bột gia vị Bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp bột gia vị gồm có bột tỏi, bột ớt, tiêu đen xay và cho vào dĩa, đặt ở góc nhà mà gián hay lui tới. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đặt hỗn hợp bột gia vị này ở nơi khuất gió để tránh tính trạng gió thổi bay bột làm cho quá trình vệ sinh trở nên khó khăn. Sử dụng phèn chua Phèn chua là nguyên liệu có thể đuổi gián hiệu quả. Bạn hòa tan phèn chua cùng nước nóng. Tiếp đó, dùng khăn nhúng nước phèn và lau chùi ngay khu vực có gián. Khi sàn khô, phèn chua trắng được kết tinh, đọng lại trên các rãnh khe gạch của nền nhà và có thể xua đuổi gián.  Sử dụng hành tây Hành tây là nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn và cũng có thể dùng để xua đuổi gián một cách hiệu quả. Bạn cắt thái hành tây và đặt ở những nơi thường có gián, hoặc ở đâu đó trong khu vực gần bếp. Mùi của hành tây sẽ làm cho gián tránh xa và không xuất hiện nữa. 4Cách đuổi các loại côn trùng khác Thường xuyên tắm thú cưng với xà phòng  Lông của thú cưng là môi trường thuận lợi để các loại côn trùng sinh sống, vì thế bạn nên tắm cho thú cưng thường xuyên bằng xà phòng. Thú cưng với bộ lông sạch và không bị hôi thì côn trùng sẽ không sinh sống được hoặc chúng sẽ bị chết sau mỗi lần tắm. Dọn dẹp cây cỏ, bụi rậm quanh nhà Cây cỏ và bụi rậm xung quanh nhà bạn là nơi sinh sống của rất nhiều loài côn trùng như gián, kiến, muỗi,... Vì thế, bạn nên thường xuyên phát quang bụi rậm, tỉa lại cây cỏ xung quanh để tạo một không gian thoáng mát, sạch sẽ và côn trùng không thể trú ẩn được.  Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ Một căn nhà đầy bụi bẩn hoặc không được vệ sinh thường xuyên sẽ là tác nhân làm cho côn trùng có thể sinh sôi nảy nở một cách dễ dàng. Vì thế, bạn nên lau dọn toàn bộ nhà cửa từ trên xuống dưới kể cả các kệ tủ, các ngóc ngách thường ngày hay bị bỏ quên.

6 cách diệt côn trùng hiệu quả, an toàn sức khỏe

Hướng dẫn cách diệt côn trùng hiệu quả, an toàn sức khỏe 1. Xịt tinh dầu thơm như sả, chanh, quế Mặc dù khả năng xịt tinh dầu thơm sẽ không mang lại hiệu quả tức thì như các loại hóa chất. Tuy nhiên, sử dụng tinh dầu khiến xua đuổi côn trùng dễ dàng và an toàn cho sức khỏe của bạn. Tham khảo thêm 22 đèn bắt muỗi thông minh giá từ 200k cho diện tích phòng từ 20m2 bảo vệ cả gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong thời gian mang thai. Nếu như nhà bạn có nhiều loại côn trùng xuất hiện, đặc biệt vào buổi tối, hãy xua đuổi chúng bằng công thức: “1 tiếng xịt lại 1 lần với tinh dầu có nồng độ tối thiểu là 10% và tối đa 50%”. Các loại tinh dầu tốt cho cách này bao gồm: Sả, chanh, quế, bạc hà và khuynh diệp. 2. Đốt lá bạch đàn để xua đuổi và diệt côn trùng Áp dụng cách truyền thống, dân gian thời xưa, một số lá cây như lá bạch đàn có thể đuổi và diệt côn trùng rất hiệu quả. Bạn có thể đốt lá hàng ngày không cần lửa quá lớn trước những vùng mà côn trùng có thể bò vào. 3. Để cây cà chua trong nhà, đặc biệt là khu vực bếp Theo nhiều nghiên cứu, lá cà chua có hoạt chất IBI 246 có khả năng đuổi muỗi và ve. Hoạt chất này không gây hại sức khỏe và môi trường sống của con người. 4. Hỗn hợp đuổi, diệt côn trùng bằng ớt cay, tỏi và xà phòng Hỗn hợp này không chỉ được sử dụng làm chế phẩm sinh học diệt trừ sâu thực vật mà còn áp dụng hiệu quả ngay tại nhà với đám côn trùng. Một lưu ý quan trọng, hãy để tránh xa tầm tay trẻ em và không xịt lên mắt vì có thể bị bỏng ớt nghiêm trọng. 5. Sử dụng các loài vật thiên địch Đây là cách làm vô cùng tự nhiên mà vẫn hiệu quả được nhiều người sử dụng để diệt côn trùng. Có thể kể đến như: mèo, nhện, ong bắp cày, bọ cánh cứng, chim, tắc kè.... 6. Sử dụng đèn LED Một trong những cách thu hút, hấp dẫn côn trùng chính là đèn led. Bạn có thể lắp 1 chiếc đèn Led ngoài sân để dụ dỗ côn trùng từ nhà ra. Mẹo ngăn chặn côn trùng gây hại cho gia đình cực hiệu quả Bịt kín các vết nứt, lỗ hở trên tường và sàn nhà. Đây rất có thể là nơi mà côn trùng gây hại sẽ dùng để xâm nhập. Giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng và khô ráo. Đa số các côn trùng gây hại như bọ ve hoặc gián đều sinh sôi trong những môi trường ẩm thấp, bạn có thể dùng cửa số hay quạt để làm cho nhà thông thoáng. Thậm chí bạn cũng có thể dùng máy hút ẩm hoặc máy lọc khí. Hãy mở rèm cho ánh nắng chiếu vào. Mối và gián thường ưa tối, vì vậy bạn có thể di chuyển các đồ đạc bị ảnh hưởng bởi mối mọt ra vị trí có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Cũng có rất nhiều sản phẩm diệt côn trùng gây hại bán trên thị trường như bẫy, keo dính hay bột rắc mà bạn có thể sử dụng cho mỗi loại côn trùng khác nhau. Hãy làm theo chỉ dẫn được ghi trên nhãn mác của nhà sản xuất. Diệt mối bằng cách xoa một lớp nước tẩy Vim, hay một loại sản phẩm tương tự, lên bề mặt gỗ bị mối mọt. Giữ cho không gian thông thoáng và nhớ mang găng tay bảo vệ khi làm theo những chỉ dẫn trên chai nước tẩy.

6 cách bẫy chuột nhắt, chuột cống trong nhà ngoài ruộng số lượng lớn

1. Cách bẫy chuột thông minh trong nhà Một trong những phương pháp được nhiều gia đình lựa chọn để tiêu diệt chuột chính là dùng bẫy sập. Cách làm bẫy chuột thủ công truyền thống này sử dụng loại bẫy lò xo, dụ chuột rơi vào bẫy và bị tóm gọn một cách dễ dàng. Ưu điểm của cách làm này là có thể tóm gọn mà không gây mất vệ sinh hay nguy hiểm. Hướng dẫn cách sử dụng bẫy chuột sập đơn giản như sau: Bước 1: Để thực hiện phương pháp này, bạn cần làm mồi nhử sau đó đặt vào trong lồng. Mồi nhử nên chọn các loại thức ăn mà loài chuột thích ăn như cá rán, thịt nướng, phomai hay các loại bánh ngọt, lương thực khô. Bước 2: Đặt lồng bẫy ở các vị trí mà chuột thường xuyên lui tới hay gần với ổ chuột. Khi chuột đi kiếm ăn sẽ bị thức ăn trong lồng thu hút, nếu chúng vào lồng để lấy thức ăn, cửa lồng sẽ sập xuống. Bước 3: Việc bạn cần làm lúc này chính là tóm gọn “hung thủ” hay cắn phá đồ đạc trong nhà và xử lý chúng. Nếu bạn không thích sát sinh, bạn có thể đọc thêm bài 28 cách đuổi chuột vĩnh viễn khỏi nhà tiết kiệm này nhé. 2. Cách bẫy chuột bằng điện 220v So với những loại bẫy vật lý thông thường thì dùng bẫy điện đặc biệt hiệu quả nhất với các loại chuột cống trong nhà. Giống như các loại bẫy chuột thông thường thì mồi bẫy chuột là yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng. Bạn bắt đầu hãy đặt bẫy điện vào nơi có nhiều chuột thường xuyên đi lại, phá phách sau đó mới cắm điện. Nhưng nếu gia đình bạn có con nhỏ và vật nuôi hãy luôn để ý để tránh gây ra rủi ro không đáng có nhé! Trước đây, phương pháp mang lại hiệu quả cực kỳ cao và có thể đánh một mẻ được cả đàn chuột cống số lượng lớn. Tuy nhiên thì, mặt tiêu cực của cách làm này là tiêu diệt tất cả vật thể sống lọt bẫy điện cao thế 220v không phân biệt, bất kể đó là người hay chuột nên đã bị cấm sử dụng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nhiều cách dụ chuột dính bẫy an toàn hiệu quả như hướng dẫn dưới đây nhé. 3. Sử dụng bẫy keo dính chuột nhắt Keo bẫy chuột có độc không? Nhìn chung thì cách sử dụng keo làm bẫy này khá phổ biến áp dụng hiệu quả với các loại chuột nhắt lộng hành. Với thành phần hóa học được làm từ nước (2%), dầu công nghiệp (70%), keo latex (10%), colophan (18%) tạo thành hỗn hợp có màu sắc nâu sẫm cùng với độ bám dính khó lòng thoát ra được khi sa chân lọt bẫy. Cách bẫy chuột nhắt này rất an toàn không gây độc hại thậm chí ngay cả khi chẳng may dính trên da.  Keo dính chuột cũng là cách bẫy chuột nhắt được nhiều gia đình sử dụng. Đối với cách làm này bạn cần chuẩn bị bẫy dính chuột bằng keo được mua tại các cửa hàng hay siêu thị, chợ trên toàn quốc. Ưu điểm của phương pháp này là có thể nhanh chóng khiến lũ chuột nhắt sa lưới cả đàn lớn và không thể thoát ra ngoài được nữa. Cùng với đó cách bẫy chuột bằng keo dính cũng giúp không gian sạch sẽ, không mất công sức dọn vệ sinh và xử lý sau khi đã bắt được chuột.  Bước 1: Để thực hiện phương pháp này bạn đặt bẫy chuột bằng keo dán tại các vị trí có nhiều chuột hoặc vị trí mà chúng thường đi qua. Bước 2: Đối với cách bẫy chuột nhắt bằng keo để tăng hiệu quả dụ dỗ lũ chuột bạn có thể rải thêm một ít thức ăn khô như lạc, ngô, lương khô, bánh mì lên chính giữa để chuột dễ mắc bẫy. Bước 3: Sau khi chuột sa vào bẫy bạn chỉ cần cuộn lại và bỏ chúng vào thùng rác. Nhược điểm của cách bẫy chuột này là khá tốn kém. Sau mỗi lần sử dụng bạn cần thay thế bẫy mới bởi bẫy cũ không còn khả năng dính tốt và có mùi từ chuột nhắt cũ.  4. Sử dụng thuốc diệt chuột Sử dụng bả chuột cũng là cách bẫy chuột được nhiều người lựa chọn nhờ hiệu quả mà nó mang đến. Trong thuốc diệt chuột thường có thành phần mùi thơm lúa mạch lôi cuốn kích thích khiến chúng dễ mắc bẫy. Đối với phương pháp này bạn cần mua thuốc tại cửa hàng thuốc thú y hoặc cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Cách làm này có ưu điểm là bạn không cần tốn quá nhiều thời gian để thiết kế bẫy hay dụ dỗ chuột. Nhược điểm của phương pháp này là không thể dùng cho nhà có thú nuôi và không đảm bảo an toàn cho trẻ em. Đọc thêm 15 loại thuốc diệt chuột sinh học không mùi chống đông máu giá từ 20.000đ này bạn nhé. 5. Cách bẫy chuột bằng giấy bìa cứng Một trong cách làm bẫy chuột đơn giản nhất đầu tiên đó chính là từ giấy bìa cứng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc xô cao, 1 tấm bìa cứng và một thanh tre. Để làm được một chiếc bẫy chuột tự chế tốt nhất, từng bước thực hiện sẽ như sau: Bước 1: Đặt thanh tre đã được vót tròn vừa vặn trên miệng của xô nước, bạn có thể đặt theo đường kính của miệng xô hoặc những vị trí song song với đường kính để mang lại hiệu quả cao nhất Bước 2: Sau đó cắt tấm giấy bìa cứng nhỏ hơn với miệng của xô nước và dán vào thanh tre đã được đặt từ trước. Bước 3: Bắt đầu đổ nước vào xô và mồi nhử để chuột bị mắc bẫy. Nguyên lý hoạt động của bẫy này giống như 1 đòn bẫy khi chuột đứng trên tấm giấy bìa cứng và rớt xuống. Khi gặp nước dưới xô chuột sẽ ít nhanh nhẹn và có thể chết đuối ngay sau đó. 6. Hướng dẫn cách bẫy chuột bằng chai nhựa Những cái chai nhựa tưởng rằng như là phế liệu thì là một vật dụng để làm bẫy chuột rất hiệu quả và đơn giản. Có 2 cách làm bẫy từ chai nhựa: Hướng dẫn bẫy chuột bằng chai nhựa thông thường Dụng cụ bẫy chuột cần chuẩn bị như sau: 1 chai nhựa, dây thun, thanh tre và chốt sắt nhỏ. Bước 1: Bắt đầu hãy chia đều chai thành 3 phần. Đầu tiên cắt 1/3 ở phần đầu chai (không cắt rời) và đâm thủng, sau đó cũng đâm thủng đối xứng ở vị trí 2/3 của chai, cuối cùng là đâm thủng 1 lỗ nhỏ ở đít chai. Bước 2: Dùng những thanh tre để xiên qua những lỗ đã đâm thủng và mắc dây thun vào để tạo được lực ép. Tiếp theo dùng thanh chốt đã chuẩn bị kẹp thức ăn và bắt đầu gắn dây thun từ đít chai lên đầu chai. Bước 3: Nguyên lý hoạt động là khi chuột dựt và ăn mồi ở chốt thì dây thun ở đít chai sẽ rơi ra là lực ép từ dây thun sẽ đóng đầu chai đã được cắt. Chuột sẽ hoàn toàn bị bẫy ngay đó! Hướng cách làm bẫy chuột bập bênh bằng chai nhựa Với cách làm bẫy này có lẽ bạn phải chuẩn bị nhiều hơn, bao gồm: 2 khúc gỗ (1 khúc gỗ dày, 1 khúc gỗ nhỏ), 1 chai nhựa lớn, móc câu, ốc vít và kẹp giấy. Các bước làm như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn hãy đặt khúc gỗ nhỏ dưới để làm đế, sau đó bắn vít đối xứng vào 2 bên của khúc gỗ và 2 bên của thân chai (Khoảng 1.25/3 thân chai) để đùng móc câu tạo ra sự bập bênh. Bước 2: Tiếp theo để bập bênh về 1 phía bạn hãy chèn khúc gỗ còn lại lên đầu chai để giữ bập bênh về một phía khi chuột mắc bẫy.

Gọi ngay